Diễn đàn lớp 12a4 (2000-2001)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp 12a4 (2000-2001)

Trường PTTH Bùi Thị Xuân - Đà Lạt - Lâm Đồng
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang chủTrang chủ  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Ga Go
Thành viên hội Ăn Nhậu
Thành viên hội Ăn Nhậu
Ga Go


Tổng số bài gửi : 191
Join date : 07/07/2009
Age : 41
Đến từ : Phố núi Dã Quỳ

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeThu Jul 23, 2009 11:50 am

Thể theo nguyện vọng của hơn … 1 vạn 800 ngàn lời yêu cầu của các fan hâm mộ ,hiện đang có mặt trên sân vận động…Mỹ Đình ,í lộn … diễn đàn 12a4 . Nay Gô Đại Ca xin mạng phép post lên diễn đàn một số kinh nghiệm về cưới hỏi , đã dày công sưu tầm và lượm lặt được . Gô Đại Ca tin rằng nó sẽ hữu ích cho tất cả các anh em khi đang ở trong độ tuổi cặp kê và chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân đầy cam go và …khổ hạnh ở phía trước. Bài đầu tiên được với tên gọi là:
Lễ chạm ngõ (xem mặt, dạm ngõ)

Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Theo số liệu xã hội học, tần suất thực hiện lễ chạm ngõ ở xã hội ta hiện nay đang có xu hướng tăng. Như thế, đây là nhu cầu xã hội chứ không phải hành vi hướng cổ có tính chất chơi trội của một nhóm xã hội nào.
Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về lễ này (do người ta ít thực hành nó trong mấy chục năm qua) nên nhận thức của người dân và thực hành của họ về lễ này còn chưa đúng. Thậm chí, những người làm công tác quản lý xã hội và văn hóa cũng chưa có sự am hiểu sâu sắc về lễ này.
Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.
Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.
Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:
Thành phần tham gia:
- Nhà trai : Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có).
- Nhà gái : Cả gia đình nhà gái.
Trang phục:
- Trai : complet
- Gái : áo dài
Nếu do điều kiện không có thì mặc những bộ quần áo đẹp nhất mà mình có.
Phương tiện đi lại:
- Ở thành phố : tốt nhất là thuê một chuyến xe con 5 chỗ (vừa đủ 4 người nhà trai đi) hoặc đi xe máy.
- Ở nông thôn : nếu xa có thể đi bằng xe máy, nếu gần : đi bộ.
Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chè
Nhưng số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ : 2 gói chè, hai chục cau).
Đón tiếp ở nhà gái : Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.
Lễ ăn hỏi
Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự hứa giá thú của hai gia đình, hai họ. Nó đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân : Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.
Ngày nay, về hình thức lễ này vẫn giữ tên là lễ ăn hỏi, nhưng trên thực tế, thì lễ này bao hàm cả lễ dẫn cưới. (Sự quy giản này phần nào cho chúng ta thấy tính thích nghi của văn hóa cổ truyền trong xã hội đương đại). Chính vì thế, mô hình lễ ăn hỏi ngày nay phải phản ánh được sự thay đổi ấy, nói cách khác, trong các nghi thức ở lễ ăn hỏi ngày nay phải có cả những nghi thức của lễ dẫn cưới.
Mô hình lễ ăn hỏi trong xã hội Việt Nam đương đại như sau:
Về thành phần tham dự
- Nhà trai : Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số cô gái chưa chồng đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp (bây giờ có thể là nam thanh niên) vì các cô sợ "mất duyên", số người bê tráp là số lẻ, 5 hoặc 7 hoặc 9...
- Nhà gái : Bố mẹ, ông bà (nếu còn), anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân cận. Ở nông thôn có thể có một số cô dì chú bác của cô dâu).
Về lễ vật:
1. Cau tươi : 1 buồng
2. Bánh cốm : 200 chiếc
3. Hạt sen : 2 kg
4. Chè : 2 kg
5. Rượu : 2 chai
6. Thuốc lá : 2 tút
7. Bánh xu xê (phu thê) : 200 hoặc 20
8. Phong bì tiền : 2 chiếc
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất l¬ợng và số lượng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, số lượng nhất thiết phải là 2. Về lễ vật cho lễ này, cần phải tránh xu hướng phục cổ cực đoan (phục hồi tục thách cưới hay thách cưới trá hình) cũng như một cực đoan khác là : nhà trai không có lễ vật dẫn cưới.
Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới là : thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là : nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện được thiện ý của nhà trai : xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí xung quanh hôn sự.
"Tiền mặt" : Đây là vấn đề đang được tranh cãi nhiều : có ý kiến cho rằng, lễ vật bằng tiền thì quá thô, thậm chí còn có người cho rằng, làm như vật là xúc phạm đến nhà gái,... có người thì lại cho rằng, vấn đề là ở cách đưa tiền : làm thế nào để tiền trở thành một lễ vật chứ không phải là một phương tiện trao đổi, mua bán như chức năng vốn có của nó.
Nếu số tiền đó được đổi thành những đồng tiền mới tinh (như tiền mừng tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường làm) và được bao bởi một phong bì đẹp màu đỏ, có in chữ "song hỷ" thì người nhận lễ sẽ không bị mặc cảm là mình đã nhận tiền theo nghĩa đen nữa.
Rước lễ vật : Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế (trông đẹp hơn) nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là : ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Những lễ vật dẫn cưới theo phong tục cổ truyền đều thể hiện được ý nghĩa trên và ngày nay người Việt Nam vẫn tuân thủ.
Trang phục : trang phục cho cô dâu (tốt nhất là một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này). Nếu kinh tế nhà trai khá giả có thể sắm cho cô dâu tương lai một trong những đồ trang sức sau : xuyến, vòng, hoa tai... Chú rể thì comple, cà vạt.
Tiếp khách : Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.
Trách nhiệm của cô dâu : Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ (đối với những nhà không theo đạo Thiên chúa). Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách.
Nhà gái : sau khi nhận lễ rồi đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ trong đồ lễ ăn hỏi một ít để "lại quả". Lưu ý là đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
Biếu trầu : Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... ý nghĩa của tục này là sự loan báo : Cô gái đã có nơi có chỗ.
Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới. Có nhiều người phản đối việc duy trì tục này với lý dó là : những quà biếu này không được sử dụng, gây lãng phí, tốn kém cho nhà trai. Tuy nhiên, tục "biếu trầu" chỉ áp dụng đối với họ hàng hay một số bạn bè thân thiết, nếu không thì việc đưa thiếp mời sẽ không có tính biểu trưng.
Về Đầu Trang Go down
Ga Go
Thành viên hội Ăn Nhậu
Thành viên hội Ăn Nhậu
Ga Go


Tổng số bài gửi : 191
Join date : 07/07/2009
Age : 41
Đến từ : Phố núi Dã Quỳ

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeThu Jul 23, 2009 11:55 am

Lễ cưới


Lễ cưới là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hai gia đình, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó, cả xưa và nay, mọi người đều rất coi trọng. Đây cũng chính là nghi lễ được dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn rất đơn giản.
Hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký tại Uỷ ban Nhân dân phường (xã) (nam 1 tờ và nữ 1 tờ), điền vào mẫu và mỗi người đều phải lấy chứng nhận của phòng tổ chức nơi mình công tác. Nếu chưa đi làm, bạn có thể xin xác nhận của ông tổ trưởng dân phố (xóm). Sau đó, cả hai cùng đến Uỷ ban Nhân dân phường đem theo hộ khẩu và chứng minh để xin đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai người sau đó khoảng 10 ngày.
Trước đây, người ta gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Điều đó chứng tỏ vị trí rất quan trọng của lễ này trong hệ thống hôn lễ. Ý nghĩa của lễ này là : Công bố sự thành hôn của đôi trai gái, vì thế lễ này còn gọi là lễ thành hôn.
Trong tâm thức người Việt (từ xưa cho đến ngày nay) thì lễ cưới (chứ không phải tờ hôn thú) có giá trị pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, chính ở lễ này nhiều vấn đề xã hội "gay cấn" diễn ra, khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào lễ này. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi sự khen chê ấy không đồng nhất, thậm chí còn đối lập nhau. Ví dụ : ngày nay một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng, thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng : thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ...
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Trước đây, do có sự gả bán, cưỡng hôn nên trong hôn lễ dễ có sự cố (chú rể hoặc cô dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn...), nên lễ này nhằm xác định chính xác lần cuối cùng thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự cố, bất trắc gì không. Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đối lứa, nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường được đảm bảo.
Rước dâu : Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì đi chăng nữa thì trước khi vào nhà giá cũng phải "chấn chỉnh đội hình". Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai (là người khéo ăn, khéo nói, có vị thế xã hội). Tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè (ở Việt Nam, mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu, thậm chí khi cô dâu về đến nhà chồng, mẹ chồng còn phải trốn một lúc rồi mới ra tiếp khách). Thời nay, đoàn rước dâu cũng không đông người lắm, chỉ khoảng 20 người vì đông quá nhà gái không đủ chỗ tiếp vả lại còn phải nhường chỗ ở xe ô tô cho nhà gái đưa dâu. Làm như thế, trước hết để đoàn nhà trai tránh được sự lộn xộn, lúng túng trong ứng xử (nếu vào nhà gái mà vẫn không theo thứ tự sắp đặt trước); nhưng điều quan trọng hơn là tạo điều kiện để nhà gái không bị động, không bị bất ngờ trong nghênh tiếp.
Trước đây, nhà trai báo hiệu cho nhà gái bằng một tràng pháo và khi nào nhà gái đáp lại bằng một tràng pháo khác thì nhà trai mới được và có một tục khác là tục chằng dây cũng có tác dụng tương tự. Tục này từng bị phê phán là hủ tục nên đã bị bãi bỏ từ lâu. Trong tình hình mới hiện nay, "hình thức" của tục này vẫn tồn tại nhưng "nội dung" lành mạnh, nhẹ nhàng, vui vẻ hơn : Nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ (hay thắt lưng, nơ đỏ) chăng dây chờ sẵn ở trước nhà gái khoảng độ 20-30m. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này (khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái). Như vậy, tục chăng dây sẽ trở thành một hình thái văn hóa khác hẳn về chất so với tục lan nhai ngày xưa. Nó sẽ tô điểm thêm bản sắc văn hoá của người Việt.
Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.
Nhà gái đáp từ : Sau khi được "các cụ" cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu và cùng cô dâu đến trước bàn thời thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Vị đại diện nhà trai đáp lời thay cho chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trước đây, khi xe hoa (đám rước dâu) về tới cửa, nhà trai đốt pháo mừng. Nay, không có pháo nữa, người ta phải thế vào đó bằng cách khởi nhạc sống hoặc mở băng nhạc để tạo không khí vui vẻ, long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái.
Đầu tiên, cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó là lê tơ hồng, (ngày nay, lễ tơ hồng không còn là một nghi thức. có tính bắt buộc nữa) tùy từng gia đình, lễ này có thể làm, có thể không). Tiếp theo, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người được nhà trai chọn sẵn (mắn con) trải chiếu. Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả những người tham dự ăn tiệc cưới. Trước kia, tiệc cưới do gia đình người ta thường thuê chỗ và người nấu tiệc.
Không biết tự bao giờ, nhiều gia đình ở thành phố thường làm "ngược" tiến trình này : Họ không rước dâu về nhà mà rước thẳng đến phòng cưới (mà thực chất là phòng tiệc nhà hàng). Sau khi xong việc ở phòng cưới, cô dâu - chú rể mới về nhà chồng, gia đình nền nếp thì có lễ gia tiên, lễ tơ hồng, trải chiếu, có một số gia đình coi như đám cưới đã xong!
Về trang phục :
- Chú rể : complet, cài hoa trước ngực.
- Cô dâu : áo cô dâu theo mốt châu Âu, màu trắng hoặc màu kem
Về biểu trưng : Khoảng gần trăm năm qua, dân ta cũng đã cố gắng suy nghĩ - sáng tạo ra nhiều biểu trưng khác nhau cho lễ cưới (như đôi chim bồ câu, đèn lồng, trái tim, chữ lồng, mặt hai người hôn nhau,...) nhưng không thể thay thế được biểu trưng của chữ song hỷ : sở dĩ như vậy là do chúng vừa thiếu tính thẩm mỹ vừa thiếu tính thông tin (hiểu theo nghĩa ký hiệu học). Cho đến nay, và có lẽ mãi mãi, biểu trưng song hỷ vẫn là biểu trưng của đám cưới: người không hiểu chữ Hán nhìn vào chữ này cũng hiểu và cảm nhận được ngay : đám cưới. Cũng phải khẳng định thêm rằng: chữ song hỷ đã được đúc kết từ hàng ngàn năm, nó đã đạt đến độ hoàn thiện (cả về ý nghĩa xã hội lẫn tính hoàn mỹ).
Ở đây cũng nên phê phán quan điểm dân tộc hẹp hòi, cho rằng chữ này là của Tàu, ta phải có biểu trưng của ta, riêng biệt, độc nhất. (Cái gì được du nhập từ bên ngoài, nhưng đã bắt rễ và sống ở ta thì cái đó đã trở thành truyền thống của ta rồi).
Về đồ mừng cưới : Xưa, các cụ ta có tục mừng đỡ, nay, người đến dự đám cưới tặng đôi vợ chồng trẻ cái gì đó cũng là điều hiển nhiên. Vấn đề nổi cộm của việc mừng cưới hiện nay là : Cấp dưới nịnh, hối lộ cấp trên thông qua phong bì mừng cưới. Tuy nhiên, số đám cưới của các con quan này không phải là nhiều, vì thế đây không phải là vấn đề của văn hóa, (những hành vi kiểu này chỉ là nhất thời, nó sẽ biến đi theo sự thay đổi thời cuộc). Vấn đề đáng quan tâm hơn về phương diện văn hóa (xây dựng nếp sống) ở đây là : Tặng quà cưới thế nào để người tặng và người nhận đều giữ được lễ? Quà cưới và tặng quà cưới cần phải bảo đảm được những nguyên tắc sau :
Trang trọng : muốn vậy, quà phải được bọc giấy điều, dù là tiền cũng phải được bọc trong phong bì đẹp. Trong đám cưới, cần có ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng, hướng dẫn khách và đỡ gói quà cho khách (nếu cồng kềnh) vào nơi qui định. Cần tránh việc cô dâu - chú rể vừa đi chào mọi người vừa thu tiền mừng (trông không được đẹp mắt lắm). Nếu không biết được "nhu cầu sở thích" của cô dâu - chú rể, thì không nên mua đồ mà nên mừng bằng tiền. Số tiền cũng theo "mặt bằng" chung. Ban tổ chức đám cưới cũng nên lưu ý một vấn đề khác, tế nhị hơn là: phải tạo điều kiện để những người không có tiền mừng (ví dụ tầng lớp sinh viên chẳng hạn) vẫn đến mừng đám cưới được. Nhiều gia đình đã "xử lý" tình huống này rất hay theo cách : ngoài tiệc mặn, có thêm tiệc trà. Tiệc trà, không có tiền mừng nhưng người tham dự không bị áy náy như ở tiệc mặn.
Về tiệc cưới : Ngày nay, khi nền kinh tế đã tăng trưởng, các gia đình đã có những tích lũy nhất định, thì việc cưới to hay nhỏ (nhiều mâm hay ít mâm) không còn là vấn đề phải bàn cãi nữa. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Vấn đề cần bàn ở đây chỉ là tiệc cưới ở thành phố. ở thành phố, người ta thường kết hợp tiệc cưới với lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới : Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ, khi cô dâu - chú rể đến thì rút phong bì ra trao cho họ, khiến người ta cảm thấy như là sự trả tiền cho bữa ăn.
Chụp hình ngoài trời:
Ở một số thành phố lớn, cô dâu và chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ niệm. Cảnh đẹp sẽ tôn thêm vẻ đẹp của dâu và chú rể cùng những ước mong về một cuộc sống tươi đẹp và ngập tràn hạnh phúc. Với cách chụp hình ngoài trời, cô dâu và chú rể sẽ lưu lại được những bức ảnh có giá trị cùng với phong cảnh tự nhiên. Phong trào này hiện nay rất phổ biến, được nhiều người ở thành phố áp dụng. Đây cũng là một cơ hội để bà con họ hàng của cô dâu chú rể được tận mắt trông thấy những cảnh đẹp và bộ mặt thay đổi của thành phố, đặc biệt là đối với những người không có nhiều điều kiện "ra tỉnh".
Về Đầu Trang Go down
Ga Go
Thành viên hội Ăn Nhậu
Thành viên hội Ăn Nhậu
Ga Go


Tổng số bài gửi : 191
Join date : 07/07/2009
Age : 41
Đến từ : Phố núi Dã Quỳ

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 2: 50 ĐIỀU CẦN LƯU Ý   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeFri Jul 24, 2009 9:27 am

50 cách điều bạn nên lưu ý

1. Chọn hoa cưới là những loài hoa đúng mùa hoặc là hoa được trồng ở ngay địa phương nơi bạn sống.
2. Không dùng khăn ăn trong tiệc cưới.
3. Nên cưới vào khoảng từ 1/11 đến 30/4. Bạn sẽ được các hợp đồng ưu đãi hơn nếu tổ chức đám cưới của mình vào những ngày, tháng mà thường ít người cưới.
4. Bạn có thể chuyển lời mời dự đám cưới trên mạng, qua thư điện tử chẳng hạn.
5. Đám cưới của bạn nên tổ chức ở những nơi ít cần trang trí như ở những vườn hoa đang độ nở hoa hay ở những nơi đã được trang hoàng sẵn.
6. Bạn không nên dùng hoa hồng và hoa lan vì hai loài hoa này rất phổ biến mà lại đắt tiền.
7. Bạn nên đi mua bán và sắm sửa ngay để có thời gian lựa chọn những gì mà bạn ưng mà giá cả lại phải chăng tránh bị cập rập.
8. Hoa màu trắng bạn cũng nên tránh. Hoa trắng dễ bị dập nát vì vậy những người bán hoa thường phải chọn và tìm mất công hơn để có những bông hoa trắng đẹp đem bán vì vậy chắc chắn những loại hoa này sẽ đắt hơn.
9. Muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể chọn những món ăn chính là những thức rẻ ví dụ thịt gà thì rẻ hơn thịt bò hay nên chọn món mì thay cho những món hải sản.
10. Bạn chỉ cần chọn một cái bánh cưới to vừa đủ không nên quá to và thừa thãi.
11. Những thứ lặt vặt dành cho đám cưới bạn có thể bỏ qua hoặc thay vào đó bằng những thứ rẻ hơn.
12. Bạn nên tham khảo mẫu mã trên mạng Internet hoặc tạp chí để tiết kiệm chi phí đi lại.
13. Đám c¬ới vào thứ bảy sẽ đắt hơn, vì vậy nên chọn ngày thứ năm hoặc thứ sáu thì gía thuê địa điểm cưới giá cả sẽ hời hơn nhiều.
14. Trong tiệc cưới bạn có thể bầy những loài hoa có giá khiêm tốn như hoa cúc.
15. Nếu đi đặt mua thiếp cưới, trầu cau hay chè thuốc bạn nên hỏi cả gía đóng gói.
16. Nếu quyết định thuê người quay phim, bạn nên từ chối nếu họ đề nghị bạn thuê họ làm thêm một số dịch vụ cao cấp khác như tạo hiệu quả âm thanh tốt hơn hay cái gì đó tương tự bởi vì những chi phí đó khá đắt.
17. Bạn hãy để ý xem người thợ ảnh giữ phim của bạn bao lâu. Bạn có thể phải mua lại phim sau lễ cưới đó.
18. Bạn nên hỏi ý kiến bạn bè hoặc người nhà. Vì có thể họ sẽ có những lời khuyên bổ ích cho bạn
19. Đừng mời quá nhiều khách. Đây là cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất.
20. Tổ chức tốt và kịp thời cũng tiết kiệm được kha khá chi phí.
21. Bạn nên chọn những trang phục cưới đơn giản.
22. Bạn không cần phải tốn tiền mua sắm giầy mới. Nếu bạn mặc váy dài thì giầy mới hay cũ đẹp hay xấu đều không ảnh hưởng gì.
23. Đồ áo trong của chú rể và phù rể không cần mua mới. Thuê cũng rẻ hơn và thậm chí nên tận dụng đồ cũ mà còn đẹp.
24. Bạn tổ chức bữa tiệc theo kiểu buffet cũng rẻ hơn.
25. Bạn nên đặt bánh ngọt loại đơn giản.
26. Bạn không nên thuê dàn nhạc sống trong đám cưới.
27. Thay vì thuê 1 phòng cưới lớn, bạn hãy thử tổ chức đám cưới ở những địa điểm độc đáo mà lại tiết kiệm hơn như công viên, một khoảng sân thoáng mát, một khu vườn hay ngay trong công viên.
28. Bạn nên tận dụng mượn được càng nhiều thứ càng tốt để khỏi phải thuê.
29. Nếu đi thuê đồ dùng thì bạn cũng cần nhớ trả đúng giờ để khỏi phải trả tiền quá giờ.
30. Mỗi khi định đặt một bó hoa to để trang trí thì bạn hãy thử nghĩ xem có khi trang trí bằng một hoặc 2 bó hoa xinh xinh như hoa tulip hay hoa h¬ớng d¬ơng có lẽ cũng không tồi hơn đâu.
31. Hoa đặt ở chỗ trung tâm có thể là một bồn hoặc một chậu hoa chứ không cần phải là hoa lẵng cầu kỳ.
32. Bạn cũng nên đặt vừa đủ thiếp mời. Bạn nên viết và gửi thiếp cẩn thận vừa làm hài lòng người đọc mà lại không phải viết lại hoặc hỏng.
33. Trang phục cưới chỉ nên thuê hoặc mượn chứ không nên may.
34. Nếu có thể, bạn nên đặt hàng qua điện thoại hoặc Internet.
35. Bánh cưới có thể chỉ cần chiếc vừa phải để bày còn bạn có thể đặt những cái nhỏ để mời khách.
36. Nếu có nhạc sống bạn nên thuê những ca sĩ nghiệp dư.
37. Trước khi đi mua sắm, nên chuẩn bị một danh sách cụ thể về những thứ bạn cần mua.
38. Bạn tận dụng nến thay thế cho hoa để trang trí.
39. Bạn đã có người thiết kế đồ hoạ chưa? Bạn có thể nhờ người đó trang trí giấy mời cho bạn.
40. Bạn có thể mua lại đồ cưới của một đám cưới mới được hoãn nào đó. Những thông tin kiểu này có thể tìm thấy trên báo.
41. Một số vật dụng trong ngày cưới có thể mượn được bạn bè và bạn đỡ phải mua.
42. Bạn có thể sắm quần áo hay đồ đặc sau một số dịp lễ hội chính tại các cửa hiệu hạ giá vì đợt này ít người đi mua sắm.
43. Bạn nhớ đừng tổ chức lễ cưới vào những dịp lễ hội như 8/3, 20/10 hay ngày lễ tình yêu vì vào những ngày đó giá hoa rất đắt.
44. Bạn có thể dùng hoa lụa vừa rẻ hơn mà lại để được lâu hơn.
45. Bạn không cần dùng những loại giấy quá đắt tiền và cầu kỳ cho thiếp mời.
46. Thật thú vị nếu bạn bày những bình hoa nho nhỏ nụ chúm chím trên bàn tiệc, bằng cách này bạn không mất tiền mua những lọ và hoa lớn mà vẫn đẹp lại tạo ra cảm giác mới lạ.
47. Bạn có thể tự thiết kế giấy mời, sẽ thuận tiện hơn nếu bạn có máy tính.
48. Bạn phải để ý để trách thợ chụp ảnh ăn bớt hợp đồng đã thoả thuận với bạn.
49. Bạn nên in thiếp mời tiệc ngọt và tiệc mặn cùng với nhau tránh hai thiếp mời riêng.
50. Bạn vẫn nên hỏi ý kiến và những lời khuyên từ những tiệm bán và cho thuê đồ cưới, hay bạn bè... để có sự chọn lựa tốt nhất.
Về Đầu Trang Go down
Ga Go
Thành viên hội Ăn Nhậu
Thành viên hội Ăn Nhậu
Ga Go


Tổng số bài gửi : 191
Join date : 07/07/2009
Age : 41
Đến từ : Phố núi Dã Quỳ

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 3: 10 CÂU HỎI TRƯỚC KHI CƯỚI   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeFri Jul 24, 2009 9:53 am

Vậy là bạn đã quyết tâm “ ký vào biên bản … ở tù chung thân” .Vậy trước khi làm điều …khủng khiếp này ,hãy can đảm , nghiến răng và cắn lưỡi trả lời … chân thật 10 câu hỏi sau nhé : Xin mời…

10 câu nên hỏi trước khi cưới

Trước khi quyết định gắn kết cuộc đời của mình với một ai đó, có những điều bạn nên cân nhắc kĩ càng và hai người cần trao đổi rõ để có một cuộc hôn nhân hoàn hảo.

1. Chúng ta sống ở đâu?

Được kết hôn và được làm cô dâu thật tuyệt. Nhưng bạn sẽ sống ở đâu sau khi cắt bánh cũng là điều quan trọng chẳng kém.

Cần phải thảo luận vấn đề này với anh ấy thật nghiêm túc, đặc biệt khi hai người có những bất đồng trong quan điểm, giả dụ bạn thì muốn mua căn hộ chung cư còn anh ấy lại muốn về ở với cha mẹ cho đến khi hai người có đủ tiền để mua nhà biệt lập.

2. Tài chính thế nào?

Hai bạn quyết định “góp gạo thổi cơm chung” vì thế ví tiền cũng là của chung. Bạn muốn mở tài khoản cùng với anh ấy hay vẫn muốn có quỹ riêng? Đã đến lúc nghĩ đến vấn đề ngân quỹ, đặc biệt là tiền tiết kiệm của hai người.

3. Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng

Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu hai người không cùng tín ngưỡng thì lễ kết hôn sẽ được tổ chức theo phong tục bên nào? Ngay cả khi cùng tín ngưỡng bạn cũng nên nói cho anh ấy biết thói quen sử dụng ngày nghỉ và phong tục của bạn ra sao.

4. Có em bé ngay chứ?

Bạn không cần biết chính xác hai người sẽ có mấy nhóc và tên của chúng là gì nhưng chí ít phải biết đến khi nào thì cả hai muốn có con và đừng quên ướm hỏi ý bố mẹ ra sao nhé.

5. Vai trò của những thành viên khác?

Bạn thích được nói về mẹ mình cả ngày còn anh ấy lại muốn về thăm gia đình chỉ 2-3 lần/năm (trong trường hợp hai người ở riêng). Khi đã kết hôn bạn vẫn muốn giúp đỡ bố mẹ và cô em gái đang đi học, vậy hãy để anh ấy biết ý định và kế hoạch riêng của bạn. Điều này sẽ rất có ích mỗi khi ngày nghỉ đến.

6. Bạn cảm thấy thế nào về sự cân bằng giữa công việc và gia đình?

Anh ấy muốn được làm việc tối mắt tối mũi còn bạn chỉ mong làm 30 giờ mỗi tuần thời gian còn lại để dành nghỉ ngơi, thăm nom mọi người. Vậy bạn sẽ đi một mình chứ? Nên bàn cãi cho ra ngô ra khoai kẻo sau này lại hục hặc, giận dỗi.

7. Bạn vẫn muốn buôn dưa với mấy cô bạn thân?

Sẽ chẳng có vấn đề gì miễn bạn đảm bảo được công việc gia đình.Chỉ cần thông báo cho anh ấy biết ý định của bạn là được.

8. Vấn đề sức khoẻ và dinh dưỡng?

Sở thích ăn uống chiếm một phần quan trọng trong đời sống vợ chồng, đặc biệt là với anh ấy. Vì thế nên tìm hiểu thêm về sở thích và chế độ dinh dưỡng của nhà chàng.

9. Chuyện “yêu” thế nào?

Nếu tần suất của hai người lệch pha, hãy cố gắng tháo gỡ thật tài tình. Đây là vấn đề bạn không nên chủ quan. Hãy thổ lộ thật chân thành những suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của bạn. Nhờ thế cả hai mới có được những giây phút tuyệt vời.

10. Bạn muốn tổ chức đám cưới ra sao?

Đó sẽ là một lễ cưới theo kiểu truyền thống hay hiện đại? Một bữa tiệc linh đình với vài trăm vị khách hay chỉ là bữa tiệc nho nhỏ trong một khách sạn sang trọng? Hãy chuẩn bị tất cả để hôm đó bạn chỉ việc làm cô dâu đẹp nhất thôi.
Về Đầu Trang Go down
Administrator™
Điều Hành Diễn Đàn
Điều Hành Diễn Đàn
Administrator™


Tổng số bài gửi : 91
Join date : 14/02/2009
Age : 41
Đến từ : Đà Lạt

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeSat Jul 25, 2009 1:20 pm

Qủa đúng là người đi trước cái thước, quá am hiểu về mấy cái tục lệ của quả lê.
Nhưng không biết chú sưu tầm hay rút ra từ kinh nghiệm bản thân ???

p/s với chú Khôi: Đã gộp 3 tập lại thành 1 để dễ tìm kiếm và bài viết được liên tục.
Về Đầu Trang Go down
https://12abon.forumvi.com/index.htm
Ga Go
Thành viên hội Ăn Nhậu
Thành viên hội Ăn Nhậu
Ga Go


Tổng số bài gửi : 191
Join date : 07/07/2009
Age : 41
Đến từ : Phố núi Dã Quỳ

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeMon Jul 27, 2009 11:52 am

Ok . Thể theo yêu cầu của một số …khán thính giả gần xa . Gô Đại Ca sẽ tiếp tục chuyên mục vể Cưới Hỏi , nhưng các tập sẽ được nối tiếp liền liền trong 1 bài viết . Nhưng Gô Đại Ca sợ rằng ,nhìn các tập liên tiếp nhau …dài quá .Các cô ,các bác xa gần nhìn ngán quá mà … lười đọc ,làm uổng công …kẻ hèn này dày công sưu tầm và rút tỉa từ kinh nghiệm xương máu của bản thân . Tuy nhiên ,vì nước quên thân ,vì thân…phải xả nước .Í lộn :”Vì nước quên thân …vì 12a4 phục vụ” mới đúng chứ . Tập 4 tiếp theo là :

LẬP KẾ HOẠCH CHO ĐÁM CƯỚI

Bạn sẽ bắt đầu kế hoạch đám cưới của mình như thế nào? Bạn muốn một lễ cưới như đúng hình dung của mình hồi còn 5 tuổi hay một tiệc cưới hợp thời hiện đại nhất? Vậy hãy thật tập trung nhé vì mọi thứ chẳng quá khó khi bạn thực hiện đúng các bước sau đây:

1. Tưởng tượng một lễ cưới hoàn hảo của riêng mình

Trước khi bạn thông báo với cả thế giới rằng bạn sẽ đính hôn thì mọi người đều cho rằng họ sẽ được mời đến lễ cưới của bạn. Lúc này đây bạn phải hết sức bình tĩnh, ngồi xuống xem xét lại vấn đề kinh tế, thảo luận về ngày tháng, kích cỡ, phong cách của tiệc cưới. Hãy nhớ rằng tất cả những điều này tùy thuộc vào sở thích, phong cách của chính bạn và người bạn đời chứ không phải từ sự bắt chước một cách ngây ngô của lễ cưới một người bạn. Để chắc chắn hơn, bạn có thể tìm hiểu và chọn cho mình một hình ảnh cô dâu riêng, sau đó là hoa và bánh cưới.

2. Lên danh sách

Bữa tiệc nào mà có thể thiếu khách mời? Hãy luôn nhớ rằng sẽ có rất nhiều dạng khách mời, có thể là cả hai vợ chồng, có người lại đi một mình, hoặc phát sinh thêm người đi kèm. Vì vậy hãy lưu ý lượng khách mời càng đông, thì chi phí cho lễ cưới sẽ càng nhiều. Việc quản lý được danh sách khách mời sẽ giúp bạn nắm vững tốt số lượng bàn cần đặt.

3. Khả năng tài chính

Thực ra, mọi vẻ đẹp lộng lẫy quyến rũ của bất kỳ đám cưới nào cũng phải mất tiền. Vì vậy việc lập ra một khoản tài chính thực tế ngay từ khi bắt đầu có thể tiết kiệm những khoản phát sinh ngoài ý muốn. Đưa ra những con số, tham khảo bà con và quyết định một con số chính xác. Trước khi hành động hãy liệt kê những vấn đề ưu tiên. Khách mời quan trọng hơn hay địa điểm tổ chức? Một khi bạn biết được những thành phần không thể thiếu, bạn sẽ có những ý kiến chính xác hơn, rõ ràng hơn để biết nên sử dụng số tiền như thế nào?

4. Tạo một cuốn sổ kế hoạch

Hãy nhớ rằng, những tấm hình nói lên được rất nhiều điều. Món quà tuyệt vời nhất bạn tự tặng mình là một máy ảnh chụp lấy ngay với nhiều phim dự sẵn. Bạn sẽ không thể nào biết được phải tiêu tốn bao nhiêu cho những ham muốn về hoa, sở thích hay bất kỳ một vật cưới kèm theo.
Bạn phải chia ra mục nhỏ trong cuốn sổ: thông tin liên lạc với các cửa hàng, danh sách khách mời, phụ dâu, phụ rể, nghi thức, thiệp mời, địa điểm, thực đơn, đồ uống, hoa và các chi tiết trang trí, liệt kê những mục cần kiểm tra, thời gian biểu, các khoản chi tiêu, những việc phát sinh... Các mục này phải chia ra rõ ràng, nhớ là đừng quên chừa chỗ trống để những mẩu hình hay bài từ tạp chí giúp ích cho bạn trong việc lên kế hoạch.

5. Chọn ngày

Bạn có bao giờ mường tượng một lớp tuyết phủ mỏng trên con đường khi bạn cầm tay người chồng tương lai của mình cùng đến bàn lễ cưới? Hay một đêm hè ấm áp bạn khiêu vũ cùng chú rể dưới bầu trời đầy sao? Hãy quyết định thời gian nào trong năm bạn muốn cưới chồng và hai ngày đính hôn để quyết định lựa chọn.

6. Chọn địa điểm tổ chức

Hầm rượu vang, sở thú, vườn hoa sinh học hay một bãi biển... hãy để trí tưởng tượng của bạn lựa chọn điểm cưới của mình. Nhưng nhớ là ví trí lý tưởng nhất là phải gần vùng bạn đang sinh sống và có thể điều chỉnh lượng khách mời của bạn. Bạn muốn sẽ có bao nhiêu sự kiện tại mỗi địa điểm tổ chức trong một ngày hay liệu nó thể "che dấu" được các khoản chi phí. Có thể tham khảo tại một số trang web, tạp chí để tìm kiếm thêm thông tin về những địa điểm tổ chức trong khu vực mình đang sinh sống.

7. Những người thân

Bạn muốn cô bạn thân từ thuở mẫu giáo đứng cạnh mình trong ngày trọng đại này. Nhưng những người khác thì sao? Hãy giao cho những bạn bè thân thiết hoặc những người thân trong gia đình một việc gì đấy để họ cảm thấy mình quan trọng, không trở thành một người "thừa". Chẳng hạn như là người hướng dẫn khách đến chỗ ngồi, người trực bàn để khách ký tên hay là người trông thùng phong bì... Hãy cho họ cảm thấy là một phần cuộc sống của bạn.

8. Đi sắm đồ chọn áo cưới

Xem qua hơn 20.000 album ảnh cưới của các cô dâu chú rể và những vật phụ trang để tìm ra một chiếc áo cưới ưng ý sẽ làm bạn phải hao hơi tốn sức đấy. Vì vậy hãy chọn ngay một tiệm tư vấn ngay gần nhà và yêu cầu những chủ tiệm những chiếc váy cưới ít nhất là 6 tháng trở lại đây. Đừng quên mang theo vớ, giầy, áo nịt không dây, đồ kẹp tóc khi đến cửa tiệm. Cũng nên thể hiện phong cách của mình cho chủ tiệm biết để người ta có thể tư vấn cho bạn kiểu váy, và đầu tóc phù hợp. Đây cũng là thời điểm bạn bắt đầu chú ý đến vóc dáng của mình rồi đấy. Hãy biến mình thành một nàng công chúa trong bộ váy hằng mơ ước này.

9. Tiến hành

Hãy đặt chỗ trước tiệm cưới cũng như địa điểm cưới càng sớm cáng tốt, ít nhất là ngay khi bạn quyết định ngày tổ chức đám cưới. Hãy tận dụng những dịch vụ trọn gói và đặt theo thứ tự sau: nghi thức, địa điểm tổ chức lễ cưới, người chủ trỉ buổi lễ, quản lý khách sạn mà bạn sẽ tổ chức tiệc, ban lễ tân, nhà quay phim, chụp hình, người phụ trách hoa tươi, nhà làm bánh cưới, người phụ trách nội thất, và cuối cùng là công ty cho thuê mướn các dịch vụ cưới hỏi.
Để kiếm được một nơi ưng ý thật không dễ dáng chút nào vì vậy nếu có một đại điểm nào thỏa mãn khoảng 80% yêu cầu của bạn cũng đừng nên bỏ qua.

10. Hạn chế mua sắm

Nếu bạn có nghiện mua sắm quá thì cũng nên nhớ rằng khách mời của bạn cũng đang mua quà cho mình đấy. Hãy kiềm chế nếu bạn muốn mua những đồ vật trong gia đình tương lai của mình. Trước tiên chỉ sắm những thứ cơ bản phục vụ cho cuộc sống ban đầu. Khi lễ cưới kết thúc, trải qua tuần trăng mật tuyệt vời rồi, bạn hãy làm cho ngôi nhà thân yêu trở nên tiện nghi hơn. Cách này cũng có thể tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí không nhỏ để lo chu đáo cho bữa tiệc đám cưới của mình.

Nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè. Hãy đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân. Đừng vì sĩ diện hay vì quá đầy đủ mà từ chối sự giúp đỡ hướng dẫn của họ, những người đi trước luôn cho bạn những kinh nghiệm rất quý báu đặc biệt là người mẹ thân yêu của bạn!
Về Đầu Trang Go down
Ga Go
Thành viên hội Ăn Nhậu
Thành viên hội Ăn Nhậu
Ga Go


Tổng số bài gửi : 191
Join date : 07/07/2009
Age : 41
Đến từ : Phố núi Dã Quỳ

CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitimeTue Jul 28, 2009 10:49 am

Tập 5 này khá bổ ích và thiết thực nè các bác . Chắc các bác cũng chưa năm rõ lắm về các nguyên tắc khi may hay mua áo vest cho mình hoặc là áo cưới cho cô dâu .Và quan trọng hơn nữa là một ngày…đẹp trời nào đó các bác và “nủa còn lại” âm thầm tay trong tay nhau đi mua nhẫn cưới . Thì còn không biết tham khảo bí kíp võ công sau đây nữa :

1)Chiếc nhẫn trăm năm

Sẽ đến giờ khắc thiêng liêng khi vị hôn phu lồng vào tay bạn chiếc nhẫn cưới nhỏ nhắn mà có sức mạnh ràng buộc phi thường, ghi dấu sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời bạn.
Hảy dành ra một chút thời gian quí báu trong những ngày bận rộn trăm thứ bà rằng này để chăm sóc đôi tay và lực chọn những chiếc nhẫn cưới phù hợp...
• Với bàn tay mảnh: Loại bàn tay này thường có ngón dài, gầy, lòng bàn tay hẹp kiểu hình chữ nhật. Để cân đối, bạn nên dũa móng hình oval hoặc hơi vuông. Chú ý, móng không để quá dài. Nên sơn móng màu sáng như màu hồng nhạt, xà cừ, màu nhạt, trắng... Tránh dùng màu tối làm mất đi vẻ thanh mảnh vốn có của bàn tay. CHỌN NHẪN - chọn mặt nhẫn có hình khối nhỏ, mặt saphia hoặc kim cương tròn hoặc vuông đều được. Tránh chọn mặt và vòng nhẫn quá to trông rất thô.
• Bàn tay bé: Lòng bàn tay rộng, ngón tay ngắn, mỏng vuông. Nên để móng thon, hơi nhọn để tạo nét thanh mảnh. Sơn màu đậm như boóc đô, nâu đỏ, màu nho... Chú ý khi sơn chừa ra hai bên để cho móng trông nhỏ hơn. CHỌN NHẪN - vòng nhẫn vừa, tránh bản rộng, mặt nhẫn hình thon dài, hình chữ nhật hoặc hình thoi đều được, miễn là mặt không to.
• Bàn tay dày: Ngón ngắn, mũm mĩm. Nên để móng dài vừa phải, đầu hơi nhọn hoặc oval tạo cảm giác ngón tay dài và mảnh hơn. Sơn màu sáng dịu như màu nâu nhạt, trắng bạc xà cừ, nâu nhạt, trắng đục. Màu bóng tự nhiên sơn trắng ở đầu ngón tay sẽ khiến cho bàn tay trông thanh mảnh hơn. CHỌN NHẪN - Nên chọn kiểu cành đơn giản càng tốt. Nên chọn nhẫn bạch kim gắn kim cương hoặc vàng tây không mặt đơn giản.
• Bàn tay to: Ngón thô, móng rộng. Cần làm móng tay mảnh hơn bằng cách sửa móng hơi tròn, sơn màu đậm và để chừa hai bên cho móng nhỏ lại. Cẩn thận hơn trước khi đi ngũ bạn có thể bôi kem dưỡng da để giúp bàn tay mịn màng. CHỌN NHẪN - bản vừa, mặt hồng ngọc, hình oval hoặc hình thoi.

2)Chọn váy cưới tiết kiệm

-Trong cơn bão giá thị trường leo thang như hiện nay, nhiều cặp vợ chồng tương lai phải cân nhắc rất nhiều cho đám cưới của mình. Không nên bắt đầu đời sống hôn nhân bằng một đám cưới hoành tráng, để rồi sau đó vất vả với nợ nần. Sau đây là những lời khuyên giúp bạn tiết kiệm ngân quỹ trong việc chọn váy cưới.

-Mọi cô dâu đều muốn mình nổi bật nhất trong ngày cưới, nhưng thường chẳng ai muốn chi quá nhiều để chọn trang phục.

-Không nên mua hẳn một bộ váy cưới. Thử dạo quanh các shop đồ cưới và chọn thuê vài bộ. Như vậy, bạn vừa có thể thay nhiều màu áo, lại tiết kiệm được 1 khoản tiền không nhỏ. Thường thì áo cưới trắng sẽ có giá thuê cao hơn áo màu, bạn có thể thuê 1 bộ váy trắng và 2 hay 3 váy màu khác.

-Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn được thừa hưởng một chiếc áo cưới truyền thống từ mẹ. Bạn có thể sửa lại một vài chi tiết, rồi mặc trong ngày cưới. Áo truyền thống thường không cho thuê, và chi phí may đo cũng rất cao. Hơn nữa, mẹ bạn chắc hẳn sẽ rất hạnh phúc khi được thấy lại hình ảnh của chính mình trong ngày cưới con gái.

-Tuy nhiên, nếu thực sự muốn sắm một chiếc áo cưới cho riêng mình, bạn có thể chọn mua tại một cửa hàng đồng giá. Lợi hơn nữa vì hệ thống các cửa hàng này thường có nhiều chương trình giảm giá vào mùa cưới.

3)10 nguyên tắc chọn veste

Thời nay, những bộ veste may sẵn cũng rất thanh lịch và dễ dàng vừa khít với chiều cao, vòng ngực, vòng eo của từng người.
Điều quan trọng là để chọn mua được bộ veste như ý, bạn nhớ áp dụng 10 điều sau đây.
1 - Đừng tin tất cả những gì thốt ra từ nhân viên bán hàng. Hãy tự mình kiểm chứng.
2 - Hãy biết rõ mình chọn mua bộ veste để làm gì, vì có nhiều kiểu phù hợp cho từng dịp (đi làm, dự hội nghị, dạo phố cuối tuần, tiệc cưới, ăn tối, khiêu vũ…).
3 - Tin tưởng mua được bộ veste đẹp ở mọi cửa hàng chuyên bán trang phục nam.
4 - Nên nhớ áo veste vừa vặn có nghĩa là bạn có thể thoải mái cài nút ở vạt trước, khoảng cách giữa các nút chỉ bằng tối đa chiều ngang nắm tay của bạn.
Trước đây, dài tay áo thường kéo xuống gần phủ đầu cổ tay, nhưng thời trang hiện hành thì nó chấm dứt ở trước vòng cổ tay đến vài cm, để có thể “khoe” được manchette cổ tay áo sơmi mặc bên trong.
5 - Khi đi chọn mua bộ veste, nhớ mặc sơmi tay dài và mang giày lịch sự. Lỡ quên thì yêu cầu cửa hàng cho bạn mượn. Hãy ngắm mình ở mọi góc độ trước 3 tấm gương, thử làm vài điệu bộ xem áo có quá chật, quần quá dài... Bộ veste đẹp khi có đủ hai thứ này.
6 - Ve cổ áo vest là chi tiết phải để mắt đến. Thời trang truyền thống ve cổ ở tít trên cao nay đang trở lại rất nổi.
7 - Chiều dài quần nên chỉ vừa đụng phần thắt dây của chiếc giày. Dài hơn, nó sẽ gãy gấu, mặc trông luộm thuộm.
8 - Hãy nhớ rõ kích cỡ áo của mình để chọn mua veste 3 nút, 2 nút hay 1 nút.
9 - Đừng quên chú ý đến phần lưng áo. Hai đường xẻ (thời trang kiểu châu Âu) hay duy nhất một đường ở giữa (thoải mái trong đi đứng, xoay trở thân mình, vừa hiện đại vừa truyền thống) hoặc không hề xẻ (đã nổi trong những năm cuối thập niên 80).
10 - Những chi tiết nhỏ không vừa ý đều có thể chỉnh sửa được bởi cửa hàng. Vài ngày sau, trở lại nhận bộ veste, đừng quên thử lần nữa.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU   CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CHUYÊN MỤC VỀ CƯỚI HỎI - TẬP 1: 3 TỤC LỄ CƯỚI TIÊU BIỂU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cuộc đời và tiểu sử BinLaden (sưu tầm)
» Chuyện thỏ và rùa
» Chuyện con gà qua đường
» Câu chuyện về ông tổ xe hơi Mercedes
» Chuyện ly kỳ về bộ lũa gù hương khổng lồ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp 12a4 (2000-2001) :: Relax :: Tin tức sự kiện-
Chuyển đến